Dầu cá là một trong những thực phẩm bổ sung omega 3 phổ biến và an toàn nhất. Nếu bạn đã sử dụng loại thực phẩm này bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên với vô số công dụng mà nó có thể mang lại cho bạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết như thế nào để uống dầu cá đúng cách. Hãy cùng daucabiopharma.vn tìm hiểu nhé !
• Đúng thời điểm
Dầu cá thực chất là một dạng thuốc bổ cung cấp vitamin A, E… cho cơ thể. Các viên vitamin có hai loại: vitamin tan trong nước như vitamin C, vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6, PP)… có thể uống bất cứ lúc nào.

Trái lại, dầu cá là dạng vitamin, tan trong dầu (gồm 4 vitamin A, D, E, K). Chúng chỉ được hấp thu tốt nhất khi có dung môi phù hợp. Do đó, bạn nên uống chúng sau bữa ăn, lượng chất béo trong cơ thể chính là dung môi thuận lợi để kích thích khả năng hấp thụ chất từ viên dầu cá.
• Đúng liều lượng
Khi chế độ ăn không cung cấp đủ vitamin A, bạn có thể bổ sung trực tiếp bằng cách uống dầu cá. Tuy nhiên, bạn cần tuân theo đúng liều lượng quy định của bác sĩ, đặc biệt là những người dễ bị dị ứng, có các bệnh về tim mạch… Dầu cá chứa nhiều vitamin A, nếu không hấp thụ hết sẽ tích luỹ trong cơ thể và có thể gây ngộ độc.
• Ai nên uống dầu cá ?
Đối tượng sử dụng dầu cá rất đa dạng. Như đã nói, dầu cá giúp bạn bổ sung được nguồn acid béo quan trọng trong cơ thể nên ngay cả khi bạn khỏe mạnh, việc bổ sung dầu cá mỗi ngày cũng có tác dụng duy trì sức khỏe.
Hoặc bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết :” Các tác dụng của omega 3 đối với phụ nữ “
• Lưu ý khi dùng dầu cá ( theo ehospital.vn )
1. Theo các bác sỹ, nếu uống dầu cá omega 3 ít nhất một tháng trước ngày phẫu thuật tim hoặc nong mạch vành sẽ giúp ngăn ngừa tắc nghẽn tái phát lên đến 26%.
2. Thuốc tránh thai và thuốc giảm cân chứa ORLISTAT ngăn chặn lượng chất béo hấp thu vào máu, làm giảm hiệu quả của viên dầu cá. Do đó, bạn không uống dầu cá với hai loại thuốc này, hãy uống cách nhau ít nhất 2 giờ để tránh tương tác thuốc.
3. Đừng uống dầu cá với thuốc điều trị huyết áp cao vì sự kết hợp này có thể làm huyết áp tụt xuống mức quá thấp.
4. Nếu bạn khó ngủ, hãy uống Omega 3 trong bữa ăn tối. Các nhà khoa học ở Đại học Oxford, Mỹ, đã nghiên cứu và kết luận rằng nồng độ omega 3 cao trong máu sẽ giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
5. Có thể tự bổ sung dầu cá tại nhà, không cần chỉ định của bác sỹ nếu liều lượng dưới 3g/ngày. Đây là liều an toàn cho hầu hết mọi người. Uống từ 3g trở lên có thể khiến máu khó đông, suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ chảy máu…
6. Khi uống dầu cá, một số bạn có thể gặp tình trạng ợ hơi, hơi thở hôi, ợ nóng, buồn nôn, đi phân lỏng, phát ban, chảy máu cam. Để giảm các tác dụng phụ này, bạn hãy uống dầu cá trong bữa ăn hoặc làm lạnh viên dầu cá trước khi uống.
7. DẦU CÁ CÓ THỂ BỔ SUNG CÙNG BẤT CỨ BỮA ĂN NÀO TRONG NGÀY. Tuy nhiên, nếu bạn uống bổ sung dầu cá Omega 3 vào cùng một thời điểm mỗi ngày vào bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối sẽ hình thành thói quen và không bỏ lỡ ngày nào.
Uống dầu cá trong bao lâu ?
Dầu cá tương đối an toàn, bạn có thể sử dụng trong thời gian dài, miễn là không uống liều cao và sản phẩm dầu cá phải đảm bảo chất lượng.
Trên thực tế, uống viên dầu cá trong thời gian dài an toàn hơn so với việc ăn cá hàng ngày bởi có nhiều loại cá bị nhiễm độc thủy ngân gây hại cho sức khỏe. Dầu cá không thể chứa thủy ngân vì bản chất dầu cá liên kết với protein. Tuy nhiên, cả viên dầu cá và thịt cá đều có thẻ chứa PCBs – nhóm các hợp chất nhân tạo có hại cho sức khỏe.
Sử dụng quá nhiều dầu cá (trên 2.000mg EPA và DHA mỗi ngày) có thể ức chế hoạt động của hệ miễn dịch. Quá nhiều dầu cá cũng có thể gây loãng máu và giảm huyết áp.
Uống dầu cá có thể tiện và nhanh hơn so với ăn cá, tuy nhiên, nhiều bằng chứng khoa học cho thấy các lợi về ích tim mạch thu được từ cá nhiều hơn là dầu cá. Nếu ăn cá hai bữa một tuần, có thể bạn sẽ không nhận được thêm bất kỳ lợi ích gì khác nếu uống dầu cá, ngoại trừ trường hợp dùng dầu cá liều cao để làm giảm nồng độ triglycerides (chất béo trung tính có hại cho tim).
Tất nhiên, nếu bạn không ăn được 2 bữa cá một tuần, bạn nên xem xét sử dụng viên dầu cá bổ sung. Các acid béo omega-3 (EPA và DHA) trong dầu cá có thể giúp giảm viêm, bệnh về mắt, các rối loạn thâm thần, thậm chí là phòng ngừa một số loại ung thư.
Trước khi sử dụng dầu cá hay bất kỳ sản phẩm thực phẩm chức năng nào, bạn nên tham vấn ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ để đảm bảo an toàn.
Nên uống dầu cá khi nào ?
• Người bình thường
Bạn thể tự bổ sung vitamin A bằng chế độ ăn nhiều cá tươi, đặc biệt là các loại cá chứa dầu như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ… Ngoài ra, có thể ăn thêm gan động vật, trứng, sữa, các loại củ có màu vàng như chuối, đu đủ, bí ngô…, các loại rau như rau ngót, rau muống, mồng tơi…
• Nhóm cần bổ sung dầu cá
Nhóm đối tượng cần bổ sung dầu cá là: người ăn chay trường, người cao tuổi, phụ nữ có thai, cho con bú, người nghiện rượu… Trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, hoặc trẻ sau khi bệnh ho, tiêu chảy… trẻ hay khóc về đêm nên cho dùng thêm dầu cá.
Những người da, tóc khô, quáng gà, người làm việc nhiều với máy tính, hay buồn ngủ, mỏi mắt, khô mắt, mắc bệnh thấp khớp, viêm khớp, có các bệnh liên quan đến tim mạch cần phải bổ sung bằng dầu cá.
Trẻ trên hai tuổi nếu cần thiết có thể sử dụng dầu cá. Trong dầu cá giàu DHA cũng như acid eicosapentaenoic (EPA) và a-xít docosahexaenoic, những loại a-xít béo có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển về trí tuệ và thể chất cho bé.
Phụ nữ mang thai khi sử dụng dầu cá cần có sự chỉ dẫn cụ thể của bác sỹ. Tuy nhiên, liều lượng uống không được quá 5.000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin A/ngày. Những người có vấn đề máu huyết hoặc đang sử dụng thuốc kháng đông như warfarin, heparin cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng vì dầu cá có thể làm loãng máu. Người bị dị ứng với cá cần cẩn thận khi dùng cá vì có thể bị nôn, tiêu chảy…